WWF
WWF - Thiết kế hình ảnh truyền thông
Key visual
Truyền thông
Thiết kế in ấn
Truyền thông
Thiết kế in ấn
chiến dịch: cuộc xâm chiếm của đội quân rác thải.
Phú Yên, Đà Nẵng, Rạch Giá là 03 tỉnh ven biển thuộc dự án Đô Thị Giảm Nhựa được WWF Việt Nam lựa chọn để triển khai chiến dịch truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về sự tác động ngày một nghiêm trọng của rác thải nhựa tới bức tranh toàn cảnh của sự sống.
Xuất phát từ thực trạng đang vô cùng nhức nhối về sự quá tải của các bãi rác ở những tỉnh ven biển, chúng tôi đề xuất ý tưởng “Cuộc xâm chiếm của đội quân rác” để “thông cáo” về vấn nạn môi trường này một cách trực diện, rõ ràng nhằm phù hợp với đối tượng mục tiêu là người dân địa phương, đặc biệt là đối tượng làm những công việc như tiểu thương buôn bán, ngư dân,…
Chúng ta thường nghĩ rằng, rác vứt khỏi nhà là đã xong và ít khi bận tâm tới việc rác thải sẽ được xử lý thế nào và đi về nơi đâu nếu khả năng xử lý của cơ quan chức năng và cả khả năng xử lý của môi trường không theo kịp tốc độ xả thải ngày một chóng mặt của con người. “Rác sẽ đổ về đâu?” là câu hỏi chúng tôi đặt ra cùng với viễn cảnh về một tương lai không xa của việc rác thải tràn lan sẽ xâm chiếm không gian sống của con người.
Chúng ta thường nghĩ rằng, rác vứt khỏi nhà là đã xong và ít khi bận tâm tới việc rác thải sẽ được xử lý thế nào và đi về nơi đâu nếu khả năng xử lý của cơ quan chức năng và cả khả năng xử lý của môi trường không theo kịp tốc độ xả thải ngày một chóng mặt của con người. “Rác sẽ đổ về đâu?” là câu hỏi chúng tôi đặt ra cùng với viễn cảnh về một tương lai không xa của việc rác thải tràn lan sẽ xâm chiếm không gian sống của con người.
Đằng sau câu hỏi lớn "Rác sẽ đổ về đâu?" thu hút sự chú ý của công chúng, thông điệp của dự án thực chất chỉ ra "Rác" không phải là thủ phạm. Chỉ có chúng ta, loài người, là nguyên nhân và cũng là giải pháp để chấm dứt cuộc "xâm chiếm" của đội quân rác bằng việc phân loại và giảm thải rác nhựa.
chiến dịch: #tôi_cá_bạn_
sẽ_không
sự thật về cái giá của nhựa: được hay mất?
Con người thường có khuynh hướng nhìn vào những gì chúng ta mất đi, thay vì những gì chúng ta nhận được. Đặc biệt khi những gì có được thì còn xa vời trong tương lai, nhưng những gì mất đi lại hiện tiền trước mắt.
Trong thế giới của con người, vật chất đã dần trở thành một thước đo giá trị phổ biến. Nilon, ống hút hay vỏ chai nhựa được gắn cho một cái giá vnd rẻ mạt đến mức không mấy ai đoái hoài cân nhắc việc cầm lên, đặt xuống. Nhưng trong một thế giới khác, dưới một hệ quy chiếu khác, những thứ được gọi là “rác” vốn vô giá trị, lại được đo bằng một đơn vị khác: Đơn vị của sự sống.
Từ đó, chúng tôi đi đến với ý tưởng: The True cost of plastic | Cái giá của nhựa - sự thật bạn chưa hay.
Từ đó, chúng tôi đi đến với ý tưởng: The True cost of plastic | Cái giá của nhựa - sự thật bạn chưa hay.
Nhựa tưởng chừng như rẻ mạt, nhưng thực sự lại mang một cái giá cắt cổ với Trái Đất và với chính con người. Và mỗi hành động của bạn và tôi, vốn tưởng như nhỏ bé, nhưng thực sự lại ẩn chứa một cái giá ý nghĩa to lớn với Trái Đất và với chính bản thân ta.
CHIẾN DỊCH: #CON_MỒ_CÔI
NÓI KHÔNG VỚI NGÀ VOI. CỨU BIẾT BAO GIA ĐÌNH.
Bối cảnh: Việt Nam là thị trường tiêu thụ mới nổi, là điểm đến chính và là quốc gia quá cảnh của sản phẩm ngà voi bất hợp pháp. Các hoạt động và biện pháp nhằm ngăn chặn nhu cầu tiêu thụ ngà voi vẫn chưa đạt hiệu quả, hoạt động buôn bán online ngày càng phát triển và tỷ lệ tội phạm Động vật hoang dã (ĐVHD) bị bắt giữ còn thấp do lỗ hổng của luật pháp và thực thi luật pháp. Do đó, WWF-Việt Nam cần khởi động chiến dịch hướng tới mục tiêu truyền thông thay đổi hành vi giảm cầu ngà voi.
Đối tượng mục tiêu: Người tiêu dùng ngà voi tại Việt Nam và khách du lịch Trung Quốc. Họ là những người giàu có, có địa vị xã hội và sử dụng ngà voi như một món trang sức, đồ trang trí để có được sự công nhận từ xã hội và cũng như là những giá trị tâm linh.
Mặc dù những sản phẩm từ ĐVHD được biết đến rộng rãi như là một sản phẩm trái pháp luật, nhưng đối tượng mục tiêu vẫn không e dè với việc tiêu thụ nó. Do đó, chúng tôi không lựa chọn khai thác những insight liên quan trách nhiệm hay luật pháp mang tính đe doạ, răn đe, cảnh báo hay giáo dục, mà quyết định trở về đào sâu để chạm tới lòng nhân đạo bên trong mỗi con người.
Nhóm đối tượng mục tiêu là đối tượng có độ tuổi trung bình trên 38, tuy có phần xem thường pháp luật nhưng lại trân trọng nền tảng gia đình, một bộ phận đối tượng thường mua sản phẩm cho vợ, con hoặc để trưng bày trong gia đình mình.
Khai thác khía cạnh đó, chúng tôi đề xuất ý tưởng: #Con_Mồ_Côi với thông điệp chủ đạo: Nói không với ngà voi. Cứu biết bao gia đình.
Nói không với ngà voi để cứu gia đình voi.
Nói không với ngà voi để cứu gia đình kiểm lâm viên.
Nói không với ngà voi để cứu gia đình lâm tặc.
Nói không với ngà voi để cứu gia đình của chính mình.
Nói không với ngà voi để cứu gia đình chung của Trái Đất.
Nói không với ngà voi để cứu gia đình voi.
Nói không với ngà voi để cứu gia đình kiểm lâm viên.
Nói không với ngà voi để cứu gia đình lâm tặc.
Nói không với ngà voi để cứu gia đình của chính mình.
Nói không với ngà voi để cứu gia đình chung của Trái Đất.
CUỘC THI: SÁNG KIẾN GIẢM RÁC THẢI NHỰA.
Cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa được tổ chức bởi WWF-Việt Nam với mong muốn khuyến khích cá nhân và doanh nghiệp sáng tạo và hiện thực hoá những ý tưởng tái chế rác thải nhựa.
Biến rác thải thành sáng kiến tái chế. Biến rác nhựa thành bóng đèn ý tưởng! Sử dụng sự tương đồng này, chúng tôi tạo ra một series visuals cho cuộc thi của WWF Việt Nam.
Có một điều thú vị đã vô tình xảy ra khi poster được truyền thông. Một số người chú ý đến “sự khả thi” của hình ảnh sáng tạo trong poster nên đã tạo ra những bình luận về việc ý tưởng chế tạo bóng đèn từ những vỏ chai hay cốc nhựa là không thể.
Vậy là, sự tranh cãi và bàn luận vô tình đã tạo nên một làn sóng nhỏ giúp hâm nóng tinh thần cuộc thi và lan truyền ý tưởng tự nhiên.
Vậy là, sự tranh cãi và bàn luận vô tình đã tạo nên một làn sóng nhỏ giúp hâm nóng tinh thần cuộc thi và lan truyền ý tưởng tự nhiên.
BẠN CẦN SÁNG TẠO Ý TƯỞNG VÀ HÌNH ẢNH TRUYỀN THÔNG?